HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
ĐẠI CƯƠNG: Âm dương ngũ hành là tư tưởng triết học cổ đại của phương đông, là một thứ phương pháp tư tưởng nhận thức và nắm vững qui luật phát triển của sự vật.
Sách tố vấn/ âm dương ứng tượng đại luận 3 nói: Âm dương là qui luật của trời đất, cương kỷ của vạn vật, nguồn gốc của mọi biến hóa, căn cội của sự sinh trưởng và hủy diệt trong đó đạo lý to lớn, phàm là thầy thuốc chữa bệnh phải tìm rõ căn bản của bệnh trình biến hóa mà đạo lý biến hóa ấy đều gói gọn trong hai chữ âm dương.
Ngũ hành là chỉ năm nguyên tố lớn: Kim loại ( kim ), Gỗ ( Mộc ), Nước ( thủy ), Lửa ( hỏa ), Đất ( thổ ). Người xưa cho rằng trên mặt đất này tất cả mọi vật chất đều do năm nguyên tố lớn nó tạo thành.
Hai thuyết âm dương và ngũ hành tuy không phải xuất hiện cùng một thời, nhưng cả hai gặp nhau khi lý giải các hiện tượng thiên nhiên dần dần người ta sáp nhập lại gọi chung là âm dương ngũ hành.
Được các nhà y học cổ đại ( đời chu, xuân thu chiến quốc ) đem ứng dụng giải thích các vấn đề trong y học, trở thành một bộ phận quan trọng hàng đầu trong lý luận cơ bản của đông y.
ÂM DƯƠNG:
a. nguồn gốc: Nhận thức của cổ nhân, thế giới vật chất này khởi thủy từ các hiện tượng tự nhiên, thông qua quan sát lâu dài mà nhận thức được, họ phát hiện vũ trụ này là một khối thống nhất hoàn chỉnh không ngừng vận động và biến hóa, quả đất này giữa lớp đại khí bao bọc của vũ trụ cũng không ngừng vận động và vận động theo phương hướng nhất định:
Thiên khí xoay theo hướng phải, từ đông sang tây rồi giáng xuống, địa khí xoay theo hướng trái, từ tây sang đông rồi thăng lên, xoay đủ một vòng bên phải bên trái là một năm rồi lại trở lại từ đầu ( tố vấn/ ngũ vận hành đại luận ).
Nhận thức của cổ nhân đối với sự vật biến hóa, ngoài việc nêu ra mối quan hệ giữa người và tự nhiên giới đó là vấn đề cơ bản chủ yếu nhất - bất cứ sự vật nào đều có hai mặt trái phải, đối lập lại thống nhất quan hệ bên trong của hai mặt ấy nó tác dụng lẫn nhau vận động không ngừng, đó là căn cội của sự vật sinh trưởng, biến hóa và hủy diệt, các vấn đề như vậy cổ nhân dùng hai đại danh từ Âm dương để thuyết minh và đấy là nội dung chủ yếu của học thuyết Âm dương.
Học thuyết này được cổ nhân vận dụng từ 3000 năm nay, nội dung mọi mặt kết tinh ở kinh dịch, dùng tự nhiên giới giải thích mọi hiện tượng tự nhiên giới.
Ví dụ: Khí khinh thanh bốc lên làm trời, khí trong trọc lắng xuống làm đất, mặt trời là dương, mặt trăng là âm, ban ngày là dương, ban đêm là âm.
Sau đến đời xuân thu chiến quốc, các y gia Trung Quốc tiếp thu học thuyết này đem lắp ráp rộng rãi vào y học, lý giải được hầu hết mọi vấn đề trong phạm trù y học, nó đã trở thành lý luận cơ bản hàng đầu, giải thích mọi vấn đề quan hệ giữa người và tự nhiên giới, giải thích công năng bệnh lý của con người, giải thích qui luật phát triển của bệnh tật, chỉ đạo tốt và rất tốt công tác chẩn trị lâm sàng, có tác dụng tích cực trong sự nghiệp phát triển y học, được giới trí thức lâm sàng đông y vận dụng và vận dụng mạnh từ xưa đến nay.
b. Các đặc trưng và qui luật cơ bản.
- Đặc tính đối lập và thống nhất:
Âm dương có hai mặt đối lập nhau mà thống nhất nhau, tồn tại phổ biến trong mọi sự vật và hiện tượng tự nhiên giới. Hiện tượng đối lập và thống nhất này có thể vận dụng giải thích bất cứ chỗ nào, ở đâu đều phải cả:
ví dụ: Trời là dương, đất là âm
Sáng là dương, tối là âm
Nam là dương, bắc là âm
khí là dương, vị là âm
Các loại như vậy, nói được bất cứ sự vật nào đều đối lập nhau mà thống nhất nhau, tồn tại trong khoảng vũ trụ, đều có thể dựa vào thuộc tính nhất định để phân biệt hai mặt âm dương. Nếu đem suy rộng ra, đều có thể nêu thuộc tính tương đối nhau như:
Hoạt động là dương tính
Trầm tĩnh là âm tính
Sáng sủa là dương, đen tối là âm
Hưng phấn là dương, ức chế là âm
Mát mẻ là âm, ấm áp là dương
Bên ngoài là dương, bên trong là âm
Vô hình là dương, hữu hình là âm
.... không có điểm nào mà không quan hệ đối lập giữa âm với dương.
Do đó có thể biết: Âm dương tuy là khái niệm trừu tượng nhưng lại có cơ sở vật chất của nó, nó có thể bao quát tất cả, phổ cập tất cả trở thành sự vật vốn có khái niệm đối lập mà thống nhất, nhưng trong âm tồn tại đối lập cũng không phải đơn giản, mỗi sự vật đều có hai mặt âm dương đối lập của nó mà trong nội bộ âm dương như:
Trời sáng là dương, đêm tối là âm
Mà trong trời sáng đó còn có phân chia dương trong âm và âm trong dương, như tố vấn kim quỹ chân ngôn luận - 4 nói:
Trong âm có dương, trong dương có âm, từ sáng sớm đến giũa trưa là dương trong ngày ( dương trong dương ). Từ giữa trưa tới chạng vạng tối là dương trong ngày ( âm trong dương ), Từ chạng vạng tối tới khuya gà gáy là âm trong ngày ( âm trong âm ), Từ gà gáy tới sáng sớm là âm trong ngày ( dương trong âm ).
Từ trong âm dương còn có lý luận âm dương, suy rộng tới sự vật khác cũng có thể thuyết minh tính phức tạp của mâu thuẫn nội tại của sự vật.
Âm dương đều có đặc tính riêng biệt của nó song trên cơ sở đối lập lại là thống nhất với nhau.
Ví dụ 1: Cái dạ dày là vật thể hữu hình, xếp nó thuộc âm, nhưng cơ năng vận động tiêu hóa của nó là vô hình, phải xếp thuộc dương, thành ra vật chất hữu hình đối lập với cơ năng vô hình, mà nếu vật thể hữu hình đó không được sự phối hợp của cơ năng vô hình kia thì cái dạ dày đó cũng trở thành mất tác dụng tiêu hóa cần có của nó, ngược lại nếu không có cái vật thể hữu hình đó thì cơ năng vận động kia cũng không chỗ dựa rồi cũng không thành cơ năng vận động nữa, như vậy dạ dày là âm, cơ năng vận động đó là dương, hai mặt đã đối lập lại là thống nhất với nhau.
Ví dụ 2: Một hạt giống nảy mầm, đẩy nhân tố nội tại của nó xếp thuộc âm, điều kiện khách quan làm cho nó nảy mầm như đất, phân, thời tiết là nhân tố ngoại lai xếp thuộc dương. Nhân tố nội tại và điều kiện khách quan là hai mặt đối lập nhau nhưng hai mặt đối lập ấy mà thiếu đi một vế thì không thể làm cho hạt giống ấy nảy mầm và phát triển được, cho nên hai mặt ấy tuy đối lập mà cũng thống nhất với nhau.
c. Các quy luật cơ bản:
+ Âm dương hỗ căn:
Là nó bắt rễ nhau, bám víu nhau, dựa vào nhau ( âm dương bảo trì nhau, bắt rễ nhau, cội gốc vững chắc thì sống lâu ).
Lý luận đông y cho rằng: Âm sinh bởi dương, dương sinh bởi âm, âm lẻ loi thì không sinh nở, dương cô độc thì không phát triển, là nói bất cứ phương diện nào, âm dương đều phải đưa vào sự tồn tại của đối phương mà tồn tại, không có âm thì không có dương, ngược lại không có dương cũng sẽ không có âm.
Lại nói: Gốc của sự sống vốn nơi âm dương hễ âm dương tan lìa, tinh khí bèn kiệt tuyệt, cho rằng từ đầu cho tới cuối của sự sống là quan hệ hỗ căn của âm với dương, trong quá trình đấu tranh lẫn nhau, nếu quan hệ này mất đi thì sinh mệnh cũng sẽ chấm dứt.
Ví dụ 1: Nói về mặt sinh lý, công năng toàn thân thuộc dương, cơ sở vật chất thuộc âm, công năng hoạt động cần được dựa cơ sở vật chất mà vật chất lại được bổ sung không ngừng lại phải đưa vào công năng ( bao gồm hàng loạt hoạt động ăn uống, tiêu hóa, hấp thu, chuyển vận, tuần hoàn huyết dịch...) mới hoàn thành.
Ví dụ 2: Chúng ta ăn uống những thức ăn hữu hình ( thuộc âm ) vào dạ dày, nhờ công năng ( thuộc dương ) vô hình kia tác dụng vào mới tiêu hóa, mới biến thành chất dinh dưỡng cho cơ thể hấp thu, ngược lại cơ năng tiêu hóa ấy cũng phải nhờ sự cung ứng không ngừng của vật chất dinh dưỡng thì mới sản sinh ra sức vận động
Hai ví dụ trên giới thiệu sự liên hệ hỗ tương tiêu trưởng biến hóa của âm dương trên cơ sở đối lập và mâu thuẫn nhau, cái lẽ hỗ tương tiêu trưởng biến hóa này, cổ nhân gọi là âm dương hỗ căn.
+ Âm dương tiêu trưởng:
Là phát triển và hủy diệt. Thuyết minh một phương diện đối lập của đôi bên âm dương bát kỳ mặt đối lập nào đều có tác dụng chế ước đối với mặt kia. Để duy trì tình trạng thăng bằng tương đối của sự vật, nếu mặt này phát triển thái quá sẽ làm cho mặt kia suy kém, hoặc mặt này suy kém quá sẽ làm cho mặt kia phừng lên, cho nên hai mặt âm dương của sự vật và biến động không ngừng, bên này thịnh thì bên kia suy, bên này suy thì bên kia phát triển.
Ví dụ: Nói về sự xoay chuyển bốn mùa thì:
- Từ mùa xuân đến mùa hạ thì dương trưởng mà âm tiêu
- Từ mùa thu đến mùa đông thì âm trưởng mà dương tiêu
Ví dụ 2: Nói về hiện tượng âm dương biến hóa của tự nhiên giới thì:
- Nước bốc lên hợp với khí nóng làm mây, đó là âm tiêu dương trưởng.
- Mây gặp khí lạnh hóa thành mưa thì là dương tiêu âm trưởng
Ví dụ 3: Nói về bệnh lý, như cao huyết áp có một loại hình chứng trạng đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, hay chiêm bao, tính táo cấp, hay nổi giận hay gắt gỏng, lưỡi đỏ mà khô, mạch hay đi huyền, tế, sác, đó là do âm hư ( âm tiêu ) dẫn tới hỏa vượng ( dương trưởng ) mà tạo thành.
Ngược lại như sốt cấp tính thường là sốt cao ( dương trưởng ) tổn thương âm, xuất hiện chứng trạng âm dịch vơi kém ( âm tiêu ) đó là dương thịnh dẫn đến âm hư.
+ Âm dương bình hoành, tức âm dương cân bằng.
Âm với dương luôn luôn phát triển và biến hóa không ngừng cơ sở trên sự cân bằng tương đối, như về sinh lý con người âm dương cần được cân bằng thì mới khỏe mạnh. Trong quá trình phát triển biến hóa ấy tuy có sản ra tình trạng mất cân bằng, nhưng cuối cùng sự phát triển vẫn phải khôi phục sự cân bằng nếu không là sinh bệnh: Âm trội hơn thì dương bị bệnh, dương trội hơn thì âm bị bệnh, do đó sinh ra chứng trạng:
- Dương trội quá thì phát sốt
- Âm trội quá thì sợ lạnh
Mặt khác hễ âm hư sinh nội nhiệt, dương hư úy ngoại hàn
CHỨNG HÀN
Âm thắng -----> Dương bị bệnh
Âm bị bệnh <-------- Dương thắng
CHỨNG NHIỆT
Âm hư ---------> Nóng bên trong
Dương hư -------> lạnh ngoài
d. Vận dụng âm dương vào y học:
+ Giải thích mối quan hệ sinh lý của nhân thể.
Nói đến nhân thể thì phải đề cập hai mặt vật chất và công năng vì hai mặt ấy được đại biểu bởi hai chữ âm dương, hình thành bởi hai tính chất đối lập, cho nên căn bản của con người là hai mặt âm dương, cụ thể là rất nhiều khía cạnh phải dùng hai chữ âm dương để giải thích như:
- Nói về bộ vị thì đầu thuộc dương, chân thuộc âm, lưng thuộc dương, bụng thuộc âm.
- Nói về quan hệ giữa hình vóc và nội tạng thì hình vóc bên ngoài thuộc dương, ngũ tạng bên trong thuộc âm.
- Nói về nội tạng thì năm tạng thuộc âm, sáu phủ thuộc dương.
- Lại nói về công năng thực thể thì tất cả những công hoạt động mà mắt không trông thấy được, tay không sờ mó được đó là khí, thuộc dương, còn thực thể vật chất như chân tay xương nội tạng mắt thấy được tay sờ mó được đó là thuộc âm.
Đồng thời âm dương trong nhân thể trên cơ sở đối lập để duy trì sự thống nhất thì mới bình thường, sự thống nhất và đối lập đó cơ sở trên điều kiện có dương khí bảo vệ bên ngoài, âm tinh cố thủ bên trong liên hệ chặt chẽ với nhau mới thể hiện được, giả sử âm dương không cân đối nhịp nhàng thì sẽ dẫn tới tình trạng mất thăng bằng mà sinh bệnh, nếu khi nào âm dương hơn kém tối đa, vào cái thế âm dương tách rời thì sự sống nhất định là không còn duy trì được nữa.
+ Giải thích mối quan hệ bệnh lý.
Âm dương trong nhân thể luôn phải gìn giữ sự cân bằng, nếu âm thắng thì dương bị ảnh hưởng, dương thắng thì âm bị ảnh hưởng, dương thắng sinh nhiệt, âm thắng sinh hàn, dương hư sợ lạnh ngoài, âm hư sinh nóng trong, dương khí thịnh thì nóng sốt cả người, âm khí hư thì hư hàn bên trong.
Tóm lại, ứng dụng âm dương vào bệnh lý như trong bệnh tật biến hóa thì:
- Những hiện tượng tích cực như bệnh tiến triển, hưng phấn, nóng bên ngoài, thực chứng... đều qui nạp là dương chứng, ngược lại:
- Những hiện tượng tiêu cực như suy nhược ức chế, lạnh bên trong, hư chứng...đều được qui nạp là âm chứng
+ Giải thích vấn đề chẩn đoán.
Mấu chốt trong công tác chẩn đoán là biện được âm chứng hay dương chứng, âm dương là tổng chứng để biện chứng, người thầy thuốc khi đặt tay vào mạch phải phán đoán cho được dương chứng hay âm chứng nói chung:
- Bệnh nào xuất hiện nhiều dấu hiệu tích cực như phát sốt, khát muốn uống, đại tiện bón, nước tiểu vàng đỏ, tâm thần vật vã, mắt mở trao tráo, ưa cựa quậy, nói huyên thuyên, thở ồ ồ, mạch phù hoặc sác, thì qui là dương chứng.
- Bệnh nào xuất hiện các dấu hiệu tiêu cực như ớn lạnh, chân tay phát lãnh, thích ấm áp, miệng không khát, phân trong loãng, nước tiểu trong mà dài, thần chí tỉnh táo, mắt nhắm nghiền, không nói chuyện, thở hơi yếu, mạch trầm trì, thì qui là âm chứng.
Bệnh có muôn hình vạn trạng cũng không ngoài vòng âm dương, thủy hỏa, và khí huyết, hàn nhiệt hư thực hãy dựa vào các tổng cương đó mà tìm. Nói cách khác, bệnh tuy thiên hình vạn trạng nhưng tổng hợp không ngoài hai chữ âm dương đó là chủ yếu chẩn đoán, việc trị liệu không ngoài 4 chữ điều hòa âm dương cho nên biện được âm dương là mấu chốt chẩn đoán.
+ Giải thích vấn đề trị liệu.
Chẩn đoán chính xác thì đề ra phép chữa không sai, vạn bệnh không ngoài âm dương suy thịnh hơn kém thì việc trị liệu cũng không ngoài bổ tả để điều hòa âm dương, là cho âm dương cân bằng, đó là nguyên tắc chữa bệnh căn bản.
Ví dụ: Bệnh do dương nhiệt quá thịnh tân dịch hao kiệt ( dương thắng âm bị bệnh ) thì hãy tỉa bớt cái dương hữu dư đó, dùng phép giải nhiệt hàn chi mà chữa?
Ngược lại, tân dịch ít không ức chế được dương để dương lấn lên hoặc dương khí không đủ không chế ngự được âm khiến âm thịnh thì hãy bổ sung cho phía không đủ ấy, làm cho hai phía được cân bằng, sách nội kinh nói: Dương bệnh thì chữa vào âm, âm bệnh thì chữa vào dương.
+ Giải thích tính năng của dược vật.
Đông y dùng thuốc chữa bệnh là theo các qui luật thăng giáng phù trầm, tứ khí ngũ vị, thăng là thăng lên, giáng là giáng xuống nén xuống, phù là phát tán, bốc ra, trầm là tiết lợi là gây đi ỉa.
Tứ khí là ôn lương hàn nhiệt
Ngũ vị là cay chua ngọt đắng mặn
Những qui luật này xuất phát từ thuyết âm dương mà chỉ đạo:
- Nói về thăng giáng phù trầm thì thăng với phù thuộc dương, trầm với giáng thuộc âm
- Nói về tứ khí thì ôn nhiệt thuộc dương, hàn lương thuộc âm.
- Nói theo ngũ vị thì ngọt cay phát tán thuộc dương, chua đắng tiết lợi thuộc âm, ngoài ra vị nhạt cũng là thuộc dương.
- Trong khí với vị còn chia hậu bạc khác nhau như vị hậu ( nồng hậu ) thuần âm, vị bạc là âm trung chi dương, đó là lấy khí vị hậu bạc để phân định âm dương vận dụng âm dương lý giải dược tính. Nếu không nắm vững các qui luật này là thiếu điểm tựa dùng thuốc chữa bệnh theo y học cổ truyền.
Comments
Post a Comment