HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
a. Nguồn gốc:
Là học thuyết vật lý sớm nhất của trung quốc do Trần Diễn đời chiến quốc sáng tạo, do quá trình nghiên cứu giải thích các vật chất mà nảy sinh, phối hợp các phương diện làm lý luận. Cái gọi ngũ hành là chỉ vào 5 nguyên tố lớn: Kim loại ( kim ), Gỗ ( mộc ), Nước ( thủy ), Lửa ( Hỏa ), Đất ( thổ ), cổ nhân nhận rằng thế giới vật chất này tất cả đều do 5 nguyên tố lớn đó cấu thành, như đào đất tìm vàng ( kim ), chọn đất để trồng cây ( mộc ), đào ao chứa nước ( thủy ), đốt củi lấy lửa ( hỏa ), tro than thành đất ( thổ ), năm hành đều không tách rời thổ, thổ vi vạn chi mẫu, dần dần căn cứ vào đặc tính của 5 thứ nguyên tố đó phát triển thành hệ thống, giải thích tất cả mọi vấn đề sự vật. Hai thuyết âm dương và ngũ hành tuy không đồng thời xuất hiện, nhưng cả hai gặp nhau khi gải thích các hiện tượng tự nhiên rồi sáp nhập thành thuyết âm dương ngũ hành, vì mặt vận dụng âm dương và ngũ hành có điểm riêng biệt của nó, cho nên thường phân ra hai mặt để thảo luận.
b. Các qui luật cơ bản .
+ Quy luật tương sinh:
Hỗ trợ nhau thúc đẩy nhau cùng phát triển gọi là tương sinh, quy luật mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc.
Trong quan hệ tương khắc này, mỗi hành đều tồn tại quan hệ hai mặt. Nó khắc ta, ta khắc nó, ví dụ: Ta là Mộc thì nó khắc ta là Kim, mà ta khắc nó là Thổ, ngoài ra các cái khác đều suy rộng như vậy.
Đấy là quy luật chung tương sinh tương khắc, trong quan hệ tương sinh tương khắc ấy không phải tồn tại biệt lập mà nó tiến hành nhịp nhàng hỗ tương. Trong quan hệ tương sinh còn có quan hệ mẫu tử, quan hệ này móc xích với nhau, tuần hoàn với nhau. Ví dụ: Thủy sinh mộc, thủy là mẹ của mộc mà mộc là con của thủy, suy rộng ra mộc sinh hỏa thì hỏa là con của mộc mà mộc là mẹ của hỏa, ngoài ra quan hệ các hành kia cũng suy diễn như vậy.
+ Quy luật tương khắc:
Trong quan hệ ngũ hành đã có hỗ trợ nhau, thúc đẩy nhau để cùng phát triển ( tương sinh ), còn có quan hệ đối kháng, nó ràng buộc nhau, ức chế nhau để giữ mức thăng bằng bình thường gọi là tương khắc, quy luật là Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. Sinh không tương khắc thì không thể duy trì được sự cân bằng, tương khắc mà không tương sinh thì vạn vật sẽ bị hủy diệt.
Cho nên đã có tương sinh phải có tương khắc để gìn giữ sự cân bằng tương đối, thúc đẩy nhau, ức chế nhau, vì vậy hình thành quy luật chế hóa như sau:
- Mộc khắc thổ, thổ sinh kim, kim khắc mộc.
- Hỏa khắc kim, kim sinh thủy, thủy khắc hỏa.
- Thổ khắc thủy, thủy sinh mộc, mộc khắc thổ.
- Kim khắc mộc, mộc sinh hỏa, hỏa khắc kim.
- Thủy khắc hỏa, hỏa sinh thổ, thổ khắc thủy.
Chúng ta có thể giải thích hai mặt: Ví dụ: Kim sinh thủy, nói về bản thân của kim thì chỉ có kim gánh vác nhiệm vụ, kỳ thực là kim đã được thổ viện trợ ( tương sinh ), cho nên hai hành kim và thủy ấy vẫn cân bằng với nhau, đồng thời mẹ sinh ra kim là thổ lại phát sinh quan hệ tương khắc với thủy là con của kim. Như vậy ta thấy được trong quan hệ tương sinh vẫn hàm có quan hệ tương khắc.
Lại nói về mặt tương khắc, giả như Kim là ta, ta ( kim ) khắc mộc, hỏa thì khắc ta ( kim ) mà giữa mộc với hỏa lại có quan hệ tương sinh, cứ tình trạng ấy mà suy rộng ra, nó hình thành quan hệ móc xích với nhau trong quan hệ tương sinh hàm có quan hệ tương khắc chế hóa lẫn nhau mới gìn giữ được trạng thái thăng bằng.
+ Quy luật tương thừa, tương vũ:
Thừa nghĩa là lấn át, tương thừa là lấn át nhau, đối kháng khắc chế nhau giống như tương khắc mà khác là sự khắc chế khác thường của bất cứ hành nào sau khi phát sinh thái quá bất cập, còn tương khắc là hiện tượng khắc chế lẫn nhau trong trạng thái bình thường của ngũ hành.
Vũ là khinh lờn, tương vũ là khinh lờn nhau chỉ hiện tượng phản khắc của mọi hành sau khi phát sinh thái quá hoặc bất cập ( như mộc lại khắc với kim ). Ví dụ:
Mộc thái quá thì kim sẽ không khắc chế nổi theo trạng thái bình thường, khi ấy mộc sẽ khắc thổ một cách khác thường ( tương thừa ) đấy là hiện tượng tương thừa tương vũ khác thường của ngũ hành sau khi phát sinh thái quá và bất cập, ngược lại nếu mộc bất cập thì không những nó bị kim khắc hại một cách khác thường ( tương thừa ) lại còn bị thổ khinh lờn ( lúc thường thì mộc khắc thổ ) ( tương vũ ).
Đấy là do ngũ hành phát sinh thái quá bất cập mà dẫn tới hậu quả tương thừa hoặc tương vũ.
BẢNG QUY LOẠI TÓM TẮT THUỘC TÍNH NGŨ HÀNH
Là học thuyết vật lý sớm nhất của trung quốc do Trần Diễn đời chiến quốc sáng tạo, do quá trình nghiên cứu giải thích các vật chất mà nảy sinh, phối hợp các phương diện làm lý luận. Cái gọi ngũ hành là chỉ vào 5 nguyên tố lớn: Kim loại ( kim ), Gỗ ( mộc ), Nước ( thủy ), Lửa ( Hỏa ), Đất ( thổ ), cổ nhân nhận rằng thế giới vật chất này tất cả đều do 5 nguyên tố lớn đó cấu thành, như đào đất tìm vàng ( kim ), chọn đất để trồng cây ( mộc ), đào ao chứa nước ( thủy ), đốt củi lấy lửa ( hỏa ), tro than thành đất ( thổ ), năm hành đều không tách rời thổ, thổ vi vạn chi mẫu, dần dần căn cứ vào đặc tính của 5 thứ nguyên tố đó phát triển thành hệ thống, giải thích tất cả mọi vấn đề sự vật. Hai thuyết âm dương và ngũ hành tuy không đồng thời xuất hiện, nhưng cả hai gặp nhau khi gải thích các hiện tượng tự nhiên rồi sáp nhập thành thuyết âm dương ngũ hành, vì mặt vận dụng âm dương và ngũ hành có điểm riêng biệt của nó, cho nên thường phân ra hai mặt để thảo luận.
b. Các qui luật cơ bản .
+ Quy luật tương sinh:
Hỗ trợ nhau thúc đẩy nhau cùng phát triển gọi là tương sinh, quy luật mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc.
Đấy là quy luật chung tương sinh tương khắc, trong quan hệ tương sinh tương khắc ấy không phải tồn tại biệt lập mà nó tiến hành nhịp nhàng hỗ tương. Trong quan hệ tương sinh còn có quan hệ mẫu tử, quan hệ này móc xích với nhau, tuần hoàn với nhau. Ví dụ: Thủy sinh mộc, thủy là mẹ của mộc mà mộc là con của thủy, suy rộng ra mộc sinh hỏa thì hỏa là con của mộc mà mộc là mẹ của hỏa, ngoài ra quan hệ các hành kia cũng suy diễn như vậy.
+ Quy luật tương khắc:
Trong quan hệ ngũ hành đã có hỗ trợ nhau, thúc đẩy nhau để cùng phát triển ( tương sinh ), còn có quan hệ đối kháng, nó ràng buộc nhau, ức chế nhau để giữ mức thăng bằng bình thường gọi là tương khắc, quy luật là Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. Sinh không tương khắc thì không thể duy trì được sự cân bằng, tương khắc mà không tương sinh thì vạn vật sẽ bị hủy diệt.
Cho nên đã có tương sinh phải có tương khắc để gìn giữ sự cân bằng tương đối, thúc đẩy nhau, ức chế nhau, vì vậy hình thành quy luật chế hóa như sau:
- Mộc khắc thổ, thổ sinh kim, kim khắc mộc.
- Hỏa khắc kim, kim sinh thủy, thủy khắc hỏa.
- Thổ khắc thủy, thủy sinh mộc, mộc khắc thổ.
- Kim khắc mộc, mộc sinh hỏa, hỏa khắc kim.
- Thủy khắc hỏa, hỏa sinh thổ, thổ khắc thủy.
Chúng ta có thể giải thích hai mặt: Ví dụ: Kim sinh thủy, nói về bản thân của kim thì chỉ có kim gánh vác nhiệm vụ, kỳ thực là kim đã được thổ viện trợ ( tương sinh ), cho nên hai hành kim và thủy ấy vẫn cân bằng với nhau, đồng thời mẹ sinh ra kim là thổ lại phát sinh quan hệ tương khắc với thủy là con của kim. Như vậy ta thấy được trong quan hệ tương sinh vẫn hàm có quan hệ tương khắc.
Lại nói về mặt tương khắc, giả như Kim là ta, ta ( kim ) khắc mộc, hỏa thì khắc ta ( kim ) mà giữa mộc với hỏa lại có quan hệ tương sinh, cứ tình trạng ấy mà suy rộng ra, nó hình thành quan hệ móc xích với nhau trong quan hệ tương sinh hàm có quan hệ tương khắc chế hóa lẫn nhau mới gìn giữ được trạng thái thăng bằng.
+ Quy luật tương thừa, tương vũ:
Thừa nghĩa là lấn át, tương thừa là lấn át nhau, đối kháng khắc chế nhau giống như tương khắc mà khác là sự khắc chế khác thường của bất cứ hành nào sau khi phát sinh thái quá bất cập, còn tương khắc là hiện tượng khắc chế lẫn nhau trong trạng thái bình thường của ngũ hành.
Vũ là khinh lờn, tương vũ là khinh lờn nhau chỉ hiện tượng phản khắc của mọi hành sau khi phát sinh thái quá hoặc bất cập ( như mộc lại khắc với kim ). Ví dụ:
Mộc thái quá thì kim sẽ không khắc chế nổi theo trạng thái bình thường, khi ấy mộc sẽ khắc thổ một cách khác thường ( tương thừa ) đấy là hiện tượng tương thừa tương vũ khác thường của ngũ hành sau khi phát sinh thái quá và bất cập, ngược lại nếu mộc bất cập thì không những nó bị kim khắc hại một cách khác thường ( tương thừa ) lại còn bị thổ khinh lờn ( lúc thường thì mộc khắc thổ ) ( tương vũ ).
Đấy là do ngũ hành phát sinh thái quá bất cập mà dẫn tới hậu quả tương thừa hoặc tương vũ.
BẢNG QUY LOẠI TÓM TẮT THUỘC TÍNH NGŨ HÀNH
Ở TỰ NHIÊN GIỚI
|
Ngò hµnh
|
Ở THÂN THỂ
| |||||||||||||
5
vị
|
5
sắc
|
Thời
gian
| Qóa
Tr×nh
Ph¸t
TriÓn
|
5
mïa |
5
khÝ
| 5 phương |
5 t¹ng
|
5
phñ |
5
thÓ
|
Ngò quan
|
Ngò chÝ
|
Ngò thanh
|
5 biÕn ®éng
|
Ngò dÞch
| |
chua
|
xanh
|
S¸ng
Sím
|
sinh
|
Xu©n
|
phong
|
®«ng
|
Méc
|
Can
|
®ëm
|
G©n
|
M¾t
|
GiËn
Dçi
|
TiÕng
hÐt
|
Co
Qu¾p
|
Nước
M¾t
|
®¾ng
|
®á
|
Gi÷a
Trưa
|
trưởng
|
H¹
|
Thö
|
Nam
|
Háa
|
T©m
|
TiÓu
Trường
|
M¹ch
|
Lưỡi
|
Vui
Mõng
|
TiÕng
Cười
|
Nh¨n
nhã
|
Må
H«i
|
ngät
|
Vµng
|
XÕ
ChiÒu
|
hãa
| Trưởng
H¹
|
ThÊp
| Trung
ương
|
Thæ
|
Tú
|
vÞ
|
thÞt
|
MiÖng
|
Lo
nghÜ
|
TiÕng
H¸t
|
äe
|
Nước
D·i
|
cay
|
Tr¾ng
|
SÈm
Tèi
|
thu
|
Thu
|
T¸o
|
T©y
|
Kim
|
PhÕ
| ®¹i
Trường
|
L«ng
da
|
Mòi
|
Buån
RÇu
|
TiÕng
khãc
|
Ho
|
Nước
mòi
|
MÆn
|
®en
|
Nöa
®ªm
|
Tµng
|
®«ng
|
Hµn
|
B¾c
|
Thñy
|
ThËn
| Bµng Quang |
Xương
|
Tai
|
Sî
H·i
|
TiÕng
Rªn
|
Run
|
Nước
bät
|
Mấy ví dụ trên cho ta thấy, khi bình thời thì ngũ hành tương sinh tương khắc, khi thái quá bất cập thì ngũ hành sẽ sản ra hiện tượng tương thừa tương vũ khác thường, đó là bốn quy luật cơ bản của ngũ hành vậy.
c. Vận dụng ngũ hành vào y học:
Diện ứng dụng ngũ hành vào y học rất rộng rãi, cổ nhân dùng lý luận tương sinh tương khắc để quan sát sự liên hệ giữa nhân thể và sự vật khách quan, dùng hiện tượng toàn diện của tự nhiên giới mà quan sát, phân tích mối quan hệ giữa nhân thể với tự nhiên giới, từ đó vận dụng ngũ hành để giait thích mọi mặt người và tự nhiên giới, sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán, trị liệu.
+ Giải thích mối quan hệ sinh lý:
Ứng dụng ngũ hành vào mặt sinh lý con người là đem ngũ tạng sánh với ngũ hành, đó là khâu trọng yếu sự liên hệ giữa nhân thể với ngũ hành, nó dựa vào đặc tính sinh lý của ngũ tạng liên hệ với các đặc tính của ngũ hành, ví dụ:
Can thuộc mộc, tính của cây ( mộc ) thì hướng lên, bốn phía xung quanh thì mở rộng tính nó thì cứng cỏi, giống y như chức phận can được gọi ' tướng quân chi quan ', có những đặc điểm ưa thoải mái không chịu gò bó, vì vậy dùng hành mộc để sánh với can.
Tâm thuộc hỏa, lửa cháy thì bốc lên, y như kiểu tâm đi lên khai khiếu ở lưỡi, vậy nên hễ thấy lưỡi đỏ mặt đỏ đều nhận là do tâm hỏa bốc lên, bởi thế dùng hành hỏa để sánh với tâm.
Tỳ thuộc thổ, đất là mẹ đẻ của muôn loài vạn vật, tựa như con người sở dĩ sinh tồn được là nhờ ăn uống dinh dưỡng; nếu tỳ vị không có gì hấp thu tiêu hóa thì thân xác lấy gì để dinh dưỡng để phát triển, để sinh tồn? do đó đem hành thổ sánh với tỳ.
Phế thuộc kim, tất cả kim loại đều có âm thanh ở con người sở dĩ phát ra tiếng nói là nhờ tác dụng của phế khí, cho nên đem hành kim để sánh với phế.
Thận thuộc thủy, đặc điểm của nước là chảy xuống, là tương phản với lửa bốc lên, ở nhân thể mỗi ngày uống nước vào thì thông qua tam tiêu, chạy xuống dưới cùng, từ bọng đái mà bài tiết ra ngoài, vậy nên đem hành thủy mà sánh với thận, vì công năng bài tiết ấy do thận phụ trách, lúc bình thường đi đái dễ, lúc thận có bệnh thì đi đái mất bình thường.
+ Giải thích mối quan hệ bệnh lý:
Ứng dụng ngũ hành vào bệnh lý chủ yếu là vận dụng quy luật tương sinh tương khắc để giải thích các quan hệ bệnh lý, khi một tạng nào đó có tình trạng mất bình thường thái quá hay bất cập, khi con người khỏe mạnh bình thường là lúc tạng phủ còn tốt làm tròn các nhiệm vụ một cách vẻ vang, cân đối nhịp nhàng. Ngược lại, khi bị ngoại cảm lục dâm xâm phạm hoặc vì nội thương thất tình day dứt làm đảo lộn chức năng, hoặc do cơ sở vật chất một tạng phủ nào đó bị mất bình thường mà sinh bệnh hoặc khi bị bệnh mà không kịp điều chỉnh thì bệnh sẽ phát triển, ảnh hưởng sẽ lụy cập đến tạng phủ khác, ví dụ:
Nổi giận hại can khí, can khí lấn lên, ảnh hưởng cơ năng tiêu hóa của tỳ vị mà sinh ra chứng tiêu hóa bất lương ( tiêu hóa kém ) đó gọi tắt là mộc khắc thổ, trái lại, nếu công năng hoạt động của một tạng khí nào đó bị sa sút hoặc có bệnh nếu được sự viện trợ của một tạng khí hữu quan nào đó thì bệnh iamr hoặc vượt cơn nguy, trở lại bình thường, ví dụ: Người bị lao phổi, nếu được vận dụng phương pháp kiện tỳ thúc đẩy ăn ngon ngủ khỏe ( như quỳnh ngọc cao ) cơ năng tiêu hóa chuyển biến tốt, làm cho thế lực vươn lên, rồi bệnh cũng chóng khỏi, kiểu như vậy đông y gọi là bổ Thổ dĩ sinh Kim.
Suy rộng ra, ý nghĩa ngũ hành tương sinh tương khắc có quan hệ bệnh lý của các tạng khí khác thì cũng tương tự như vậy.
+ Giải thích trong vấn đề chẩn đoán:
Ứng dụng ngũ hành vào việc chẩn đoán có tầm cỡ quan trọng, nhờ đó mà cho dù trong tình trạng bệnh tật diễn biến phức tạp tới đâu đều có thể dùng ngũ hành để đại diện giải thích, ví dụ:
- Các chứng trạng ở đầu ở mắt ( tròng đen thuộc Mộc ), chóng mặt dễ nổi giận ( Giận thuộc Mộc ), kêu la hay chảy nước mắt sống thì có thể xem xét vào Can, vì Can thuộc Mộc.
- Các chứng trạng mắt đỏ ( đỏ thuộc Hỏa ) trong lòng phát nóng ( nóng thuộc Hỏa ) dễ đổ mồ hôi... thì có thể xem xét vào tâm bệnh vì tâm thuộc Hỏa.
Tiến lên một bước, nói về quan hệ sinh sinh hóa hóa, có thể đem hai ví dụ Thổ sinh Kim, Kim khắc Mộc để giải thích thêm, ví dụ:
- Ho lâu ngày thuộc Phế ( Phế thuộc Kim ) sắc mặt vàng héo, bắp thịt teo róc, ăn không biết ngon... thì có thể qui nạp là Thổ bất sinh Kim vì ba chứng trên thuộc tỳ mà Tỳ thuộc Thổ.
- Ợ chua, nôn ói, tức bụng khó chịu vốn là triệu chứng tiêu hóa kém của Tỳ vị, nếu do nổi giận uất khí ( Giận thuộc Can ) gây nên có thể nói ( Mộc khắc Thổ ) để lý giải, kinh qua sử dụng thuốc sơ can giải uất khai thông được can khí thời các bệnh của Tỳ vị nói trên cũng khỏi, đó là căn cứ lý luận ngũ hành Mộc khắc Thổ để chỉ đạo lâm sàng, ý nghĩa quan trọng đem lý luận sinh khắc giải thích trong vấn đề chẩn đoán.
+ Giải thích trong vấn đề trị liệu:
Tố vấn/ Tạng khí pháp thời luận - 22 nói: Kết hợp khí ngũ tạng trong nhân thể với qui luật tứ thời ngũ hành để làm phép tắc trị liệu, nghĩa là khi chữa bệnh phải dựa vào thể chất bẩm thụ từng người khỏe yếu ra sao, phải biết liên hệ với khí hậu thời tiết, vận dụng quy luật tương sinh tương khắc của học thuyết ngũ hành mà quyết định cách chữa, nó có ý nghĩa rất quan trọng. Ví dụ:
Cùng là bệnh cảm mạo có các chứng trạng sợ lạnh phát sốt, nhức đầu, đau mình...nhưng chứng nào đông y kết luận là biểu chứng thì cần dùng phép phát hãn để giải biểu, người có thể chất khỏe mạnh thì cứ phát hãn đơn thuần, người nào thể chất hư yếu thì phải vừa phát hãn, vừa ghé bổ.
Về mặt thời tiết mà luận, mùa Đông thuộc hàn thủy, da thứa khít rịt khó đổ mồ hôi, phải dùng phép Tân ôn giải biểu. Mùa hè thuộc hỏa, viêm nhiệt, da thứa mở rộng, dễ đổ mồ hôi, nếu cần phát hãn phải dùng thuốc Tân lương giải biểu.
Đấy là nêu vài ví dụ do khí hậu 4 mùa khác nhau việc trị liệu phải có phân biệt, còn như áp dụng quy luật tương sinh tương khắc của ngũ hành để trị liệu phải như thế nào? ví dụ:
- Nổi giận hại can khí, buồn rầu thì ức chế cái giận ( Kim khắc Mộc )
- Vui mừng tổn tâm khí mà sợ hãi lại mất vui ( Thủy khắc Hỏa )
- Lo nghĩ hại Tỳ khí mà nổi giận thì hết lo nghĩ ( Mộc khắc Thổ )
- Buồn rầu hại Phế khí nhưng vui mừng thì mất sự buồn rầu ( Hỏa khắc Kim )
- Sợ hãi hại thận khí mà lo nghĩ thì hết sợ hãi ( Thổ khắc Thủy )
Đấy là nói rõ bệnh tinh thần không dùng thuốc mà chỉ vận dụng quy luật sinh khắc của học thuyết ngũ hành cũng có thể làm cho bệnh giảm bớt.
Thuyết ngũ hành bổ sung cho thuyết âm dương là thế nào?
Thuyết âm dương chỉ mới nói được ngũ tạng thuộc âm, lục phủ thuộc dương mà thuyết ngũ hành thì phân biệt được tính năng của ngũ tạng như nói: Tâm thuộc Hỏa, Phế thuộc Kim, Can thuộc Mộc... nó còn phân tích được quan hệ chế hóa tương sinh tương khắc trong ngũ tạng đối với đặc tính và cơ năng hoạt động của nó thì thuyết ngũ hành nói được cụ thể hơn.
Mặt khác âm dương và ngũ hành là hai mặt quan hệ tương hỗ không thể tách rời, ví dụ: Về ngũ tạng khi ta dùng ngũ hành để đại diện như Can thuộc mộc, Tâm thuộc hỏa... đều phải vận dụng âm dương để giải thích thêm, như Can thuộc mộc thuộc dương, thận thủy thuộc âm.
Diện ứng dụng ngũ hành vào y học rất rộng rãi, cổ nhân dùng lý luận tương sinh tương khắc để quan sát sự liên hệ giữa nhân thể và sự vật khách quan, dùng hiện tượng toàn diện của tự nhiên giới mà quan sát, phân tích mối quan hệ giữa nhân thể với tự nhiên giới, từ đó vận dụng ngũ hành để giait thích mọi mặt người và tự nhiên giới, sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán, trị liệu.
+ Giải thích mối quan hệ sinh lý:
Ứng dụng ngũ hành vào mặt sinh lý con người là đem ngũ tạng sánh với ngũ hành, đó là khâu trọng yếu sự liên hệ giữa nhân thể với ngũ hành, nó dựa vào đặc tính sinh lý của ngũ tạng liên hệ với các đặc tính của ngũ hành, ví dụ:
Can thuộc mộc, tính của cây ( mộc ) thì hướng lên, bốn phía xung quanh thì mở rộng tính nó thì cứng cỏi, giống y như chức phận can được gọi ' tướng quân chi quan ', có những đặc điểm ưa thoải mái không chịu gò bó, vì vậy dùng hành mộc để sánh với can.
Tâm thuộc hỏa, lửa cháy thì bốc lên, y như kiểu tâm đi lên khai khiếu ở lưỡi, vậy nên hễ thấy lưỡi đỏ mặt đỏ đều nhận là do tâm hỏa bốc lên, bởi thế dùng hành hỏa để sánh với tâm.
Tỳ thuộc thổ, đất là mẹ đẻ của muôn loài vạn vật, tựa như con người sở dĩ sinh tồn được là nhờ ăn uống dinh dưỡng; nếu tỳ vị không có gì hấp thu tiêu hóa thì thân xác lấy gì để dinh dưỡng để phát triển, để sinh tồn? do đó đem hành thổ sánh với tỳ.
Phế thuộc kim, tất cả kim loại đều có âm thanh ở con người sở dĩ phát ra tiếng nói là nhờ tác dụng của phế khí, cho nên đem hành kim để sánh với phế.
Thận thuộc thủy, đặc điểm của nước là chảy xuống, là tương phản với lửa bốc lên, ở nhân thể mỗi ngày uống nước vào thì thông qua tam tiêu, chạy xuống dưới cùng, từ bọng đái mà bài tiết ra ngoài, vậy nên đem hành thủy mà sánh với thận, vì công năng bài tiết ấy do thận phụ trách, lúc bình thường đi đái dễ, lúc thận có bệnh thì đi đái mất bình thường.
+ Giải thích mối quan hệ bệnh lý:
Ứng dụng ngũ hành vào bệnh lý chủ yếu là vận dụng quy luật tương sinh tương khắc để giải thích các quan hệ bệnh lý, khi một tạng nào đó có tình trạng mất bình thường thái quá hay bất cập, khi con người khỏe mạnh bình thường là lúc tạng phủ còn tốt làm tròn các nhiệm vụ một cách vẻ vang, cân đối nhịp nhàng. Ngược lại, khi bị ngoại cảm lục dâm xâm phạm hoặc vì nội thương thất tình day dứt làm đảo lộn chức năng, hoặc do cơ sở vật chất một tạng phủ nào đó bị mất bình thường mà sinh bệnh hoặc khi bị bệnh mà không kịp điều chỉnh thì bệnh sẽ phát triển, ảnh hưởng sẽ lụy cập đến tạng phủ khác, ví dụ:
Nổi giận hại can khí, can khí lấn lên, ảnh hưởng cơ năng tiêu hóa của tỳ vị mà sinh ra chứng tiêu hóa bất lương ( tiêu hóa kém ) đó gọi tắt là mộc khắc thổ, trái lại, nếu công năng hoạt động của một tạng khí nào đó bị sa sút hoặc có bệnh nếu được sự viện trợ của một tạng khí hữu quan nào đó thì bệnh iamr hoặc vượt cơn nguy, trở lại bình thường, ví dụ: Người bị lao phổi, nếu được vận dụng phương pháp kiện tỳ thúc đẩy ăn ngon ngủ khỏe ( như quỳnh ngọc cao ) cơ năng tiêu hóa chuyển biến tốt, làm cho thế lực vươn lên, rồi bệnh cũng chóng khỏi, kiểu như vậy đông y gọi là bổ Thổ dĩ sinh Kim.
Suy rộng ra, ý nghĩa ngũ hành tương sinh tương khắc có quan hệ bệnh lý của các tạng khí khác thì cũng tương tự như vậy.
+ Giải thích trong vấn đề chẩn đoán:
Ứng dụng ngũ hành vào việc chẩn đoán có tầm cỡ quan trọng, nhờ đó mà cho dù trong tình trạng bệnh tật diễn biến phức tạp tới đâu đều có thể dùng ngũ hành để đại diện giải thích, ví dụ:
- Các chứng trạng ở đầu ở mắt ( tròng đen thuộc Mộc ), chóng mặt dễ nổi giận ( Giận thuộc Mộc ), kêu la hay chảy nước mắt sống thì có thể xem xét vào Can, vì Can thuộc Mộc.
- Các chứng trạng mắt đỏ ( đỏ thuộc Hỏa ) trong lòng phát nóng ( nóng thuộc Hỏa ) dễ đổ mồ hôi... thì có thể xem xét vào tâm bệnh vì tâm thuộc Hỏa.
Tiến lên một bước, nói về quan hệ sinh sinh hóa hóa, có thể đem hai ví dụ Thổ sinh Kim, Kim khắc Mộc để giải thích thêm, ví dụ:
- Ho lâu ngày thuộc Phế ( Phế thuộc Kim ) sắc mặt vàng héo, bắp thịt teo róc, ăn không biết ngon... thì có thể qui nạp là Thổ bất sinh Kim vì ba chứng trên thuộc tỳ mà Tỳ thuộc Thổ.
- Ợ chua, nôn ói, tức bụng khó chịu vốn là triệu chứng tiêu hóa kém của Tỳ vị, nếu do nổi giận uất khí ( Giận thuộc Can ) gây nên có thể nói ( Mộc khắc Thổ ) để lý giải, kinh qua sử dụng thuốc sơ can giải uất khai thông được can khí thời các bệnh của Tỳ vị nói trên cũng khỏi, đó là căn cứ lý luận ngũ hành Mộc khắc Thổ để chỉ đạo lâm sàng, ý nghĩa quan trọng đem lý luận sinh khắc giải thích trong vấn đề chẩn đoán.
+ Giải thích trong vấn đề trị liệu:
Tố vấn/ Tạng khí pháp thời luận - 22 nói: Kết hợp khí ngũ tạng trong nhân thể với qui luật tứ thời ngũ hành để làm phép tắc trị liệu, nghĩa là khi chữa bệnh phải dựa vào thể chất bẩm thụ từng người khỏe yếu ra sao, phải biết liên hệ với khí hậu thời tiết, vận dụng quy luật tương sinh tương khắc của học thuyết ngũ hành mà quyết định cách chữa, nó có ý nghĩa rất quan trọng. Ví dụ:
Cùng là bệnh cảm mạo có các chứng trạng sợ lạnh phát sốt, nhức đầu, đau mình...nhưng chứng nào đông y kết luận là biểu chứng thì cần dùng phép phát hãn để giải biểu, người có thể chất khỏe mạnh thì cứ phát hãn đơn thuần, người nào thể chất hư yếu thì phải vừa phát hãn, vừa ghé bổ.
Về mặt thời tiết mà luận, mùa Đông thuộc hàn thủy, da thứa khít rịt khó đổ mồ hôi, phải dùng phép Tân ôn giải biểu. Mùa hè thuộc hỏa, viêm nhiệt, da thứa mở rộng, dễ đổ mồ hôi, nếu cần phát hãn phải dùng thuốc Tân lương giải biểu.
Đấy là nêu vài ví dụ do khí hậu 4 mùa khác nhau việc trị liệu phải có phân biệt, còn như áp dụng quy luật tương sinh tương khắc của ngũ hành để trị liệu phải như thế nào? ví dụ:
- Nổi giận hại can khí, buồn rầu thì ức chế cái giận ( Kim khắc Mộc )
- Vui mừng tổn tâm khí mà sợ hãi lại mất vui ( Thủy khắc Hỏa )
- Lo nghĩ hại Tỳ khí mà nổi giận thì hết lo nghĩ ( Mộc khắc Thổ )
- Buồn rầu hại Phế khí nhưng vui mừng thì mất sự buồn rầu ( Hỏa khắc Kim )
- Sợ hãi hại thận khí mà lo nghĩ thì hết sợ hãi ( Thổ khắc Thủy )
Đấy là nói rõ bệnh tinh thần không dùng thuốc mà chỉ vận dụng quy luật sinh khắc của học thuyết ngũ hành cũng có thể làm cho bệnh giảm bớt.
Thuyết ngũ hành bổ sung cho thuyết âm dương là thế nào?
Thuyết âm dương chỉ mới nói được ngũ tạng thuộc âm, lục phủ thuộc dương mà thuyết ngũ hành thì phân biệt được tính năng của ngũ tạng như nói: Tâm thuộc Hỏa, Phế thuộc Kim, Can thuộc Mộc... nó còn phân tích được quan hệ chế hóa tương sinh tương khắc trong ngũ tạng đối với đặc tính và cơ năng hoạt động của nó thì thuyết ngũ hành nói được cụ thể hơn.
Mặt khác âm dương và ngũ hành là hai mặt quan hệ tương hỗ không thể tách rời, ví dụ: Về ngũ tạng khi ta dùng ngũ hành để đại diện như Can thuộc mộc, Tâm thuộc hỏa... đều phải vận dụng âm dương để giải thích thêm, như Can thuộc mộc thuộc dương, thận thủy thuộc âm.
Comments
Post a Comment