Nêu các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp: Cơ chế, tác dụng phụ và cách lựa chọn thuốc điều trị tăng huyết áp?

1. Thuốc lợi tiểu:
1.1: Thuốc lợi tiểu thải nhóm thiazide: Hypothiazide, Fludex, Natrilix
- Vị trí tác động của thuốc là ở ống lượn xa ( riêng Metolazone còn tác động trên cả ống lượn gần),
- Cơ chế: Làm tăng bài tiết muối, do đó sẽ làm tăng thải nước.
- Tác dụng phụ: Hạ K+ , Na+  , Ca++  máu, tăng Ure, creatinin máu, có khi gây viêm tụy, viêm mạch, tăng LDL - cholesterol khi dùng thuốc thiazide dài.
1.2: Thuốc lợi tiểu quai: Furosemide, Lasix...
- Vị trí tác động chủ yếu của thuốc là nhánh lên của quai Henle.
- Cơ chế: Làm tăng thải Natri lên đến 25%, ngoài ra chúng còn có tác dụng làm tăng dòng máu đến thận do làm tăng hoạt hóa Prostaglandin PGE có tác dụng giãn mạch thận.
- Tác dụng phụ: Lợi tiểu nhóm này có thể gây hạ K, Na , Ca++  , Mg++máu. Ngoài ra có thể có biểu hiện nổi ban, viêm mạch...
- Đây là những thuốc lợi tiểu nhanh mạnh, nên chỉ dùng khi tăng huyết áp nặng và khi cấp cứu, sau đó chuyển dùng thuốc khác để tránh tác dụng phụ do thuốc gây ra.
- CCĐ: Tình trạng mất nước, điện giải ( giảm kali máu), sốt, dị ứng.
1.3: Thuốc lợi tiểu không gây mất kali: Aldacton, Spironolacton, Triamteren, Diamox.
- Cơ chế Spironolactone tác động thông qua vùng nhạy cảm aldosterone, triamterene và amiloride cũng tác động ở vùng cuối của ống lượn xa nhưng không chịu sự kiểm soát của aldosterone.
- Tác dụng phụ: Nói chung với loại lợi tiểu giữ kali này, khi dùng cũng phải theo dõi kali máu, đặc biệt chú ý khi dùng thuốc ức chế men chuyển, hoặc thuốc giảm viêm không sterode. Ngoài ra nhóm lợi tiểu giữ kali này cũng đôi khi có thể gây ra tăng ure máu, sỏi thận (với triamterene) hoặc chứng vú to ở nam giới ( với Spironolactone)
- Tác dụng lợi tiểu của các thuốc thuộc nhóm này chủ yếu nếu chỉ dùng một mình. Nhưng vì lợi ích giữ kali nên chúng thường được phối hợp với lợi tiểu thiazide hoặc lợi tiểu quai Henle. Lợi tiểu giữ kali thường có tác dụng chậm và kéo dài. Có giá trị đặc biệt với một số tăng huyết áp do hội chứng Conn ( cường aldosterol) hoặc tăng huyết áp có kèm theo bệnh tâm phế mạn...
2. Nhóm thuốc có tác dụng trên hệ giao cảm:
- Hưng phấn thụ cảm thể αtrung ương: Methyldopa        
Cơ chế của thuốc là hoạt hóa tế bào thần kinh gây hạ huyết áp. Hiện nay ít dùng do tác dụng phụ gây trầm cảm, khi ngừng thuốc đột ngột sẽ làm tăng vọt huyết áp. Ưu điểm dùng được cho bệnh nhân suy thận, bệnh nhân có thai
- Liệt hạch giao cảm: Guanethidine
Cơ chế: Gây hạ huyết áp vì làm kiệt nguồn và ức chế tái tạo noradrenalin ở cuối dây thần kinh sau hạch. tác dụng phụ: hạ huyết áp khi đứng, ỉa lỏng, tăng nhu động dạ dày - ruột dễ gây buồn ngủ, trạng thái trầm cảm, giảm khả năng tư duy
- Chẹn thụ thể α1: Prazosin 
Tác dụng hạ huyết áp là do giãn tiểu động mạch, nhờ tác dụng chẹn thụ thể alpha sau synap làm giảm sức cản của mạch ngoại vi. Tác dụng phụ gây hạ huyết áp tư thế đứng, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, ngủ gà
- Chẹn thụ thể β: Propranolol ( chẹn cả β1,β2), Atenolol (chẹn chọn lọc β1)
+ Cơ chế của thuốc là ức chế thụ thể beta - giao cảm ở tim,mạch ngoại vi, do đó làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp
+ Tác dụng phụ thường gặp: Chậm nhịp tim, co thắt phế quản
+ CCĐ: Hen phế quản, loét dạ dày - hành tá tràng, nhịp tim chậm, block tim...
- Chẹn thụ thể β,α1: Carvedilol
+ Tác dụng tốt có suy tim trái, bệnh mạch vành
+ Theo dõi các tác dụng phụ như với nhóm ức chế thụ thể β và α1 ở trên.
3. Nhóm thuốc giãn mạch:
- Giãn trực tiếp động mạch: Hydralazin, gây dãn mạch hạ HA, thuốc dùng tốt cho phụ nữ có thai, tác dụng phụ: Đau đầu, nôn, nhịp tim nhanh, hạ HA tư thế đứng
- Thuốc chẹn Ca: Amlodipin, Nifedipin...
+ Cơ chế của thuốc là chặn dòng ion canxi không cho đi vào tế bào cơ trơn của các mạch máu gây giãn mạch và từ đó làm hạ huyết áp.
+ Tác dụng phụ: Táo bón, chóng mặt, đau đầu, nhịp tim không đều hoặc rất nhanh (đánh trống ngực)
+ Dùng tốt cho bệnh nhân có kèm đau thắt ngực, hiệu quả đối với bệnh nhân cao tuổi
4. Nhóm thuốc ức chế men chuyển dạng Angiotensin: Captopril, enalapril, corversyl
- Các thuốc thuộc nhóm này có tác dụng ức chế men có nhiệm vụ chuyển từ Angiotensin I thành Angiotensin II từ đó ức chế sự tổng hợp Angiotensin II, là một chất gây co mạch, đồng thời lại làm tăng Bradykinin, là một chất gây giãn mạch. Kết quả chung là các thuốc ức chế men chuyển này sẽ làm giãn mạch nhiểu, làm giảm hậu gánh, từ đó góp phần cải thiện tình trạng suy tim.
- Tác dụng phụ có thể gặp là: Ho, nổi ban, tụt huyết áp, loạn vị giác, tăng Creatinin máu, tăng Kali máu...
- Thận trọng khi dùng thuốc ức chế men chuyển cùng với loại lợi tiểu giữ kali.
5. Nhóm thuốc ức chế thụ cảm thể angiotensin (AT1): Lorsartan, Irbesartan
- Các thuốc nhóm này khá mới và cơ chế là ức chế trực tiếp thụ thể AT1. Khác với thuốc ức chế men chuyển, các thuốc ức chế thụ thể AT2 không làm tăng Bradykinin nên có thể không gây ra các triệu chứng phụ như là ho khan ( một tác dụng phụ rất phổ biến khi dùng ức chế men chuyển và là hạn chế đáng kể của ức chế men chuyển).
- Các thuốc này được dùng chủ yếu để điều trị bệnh nhân THA nhưng các nghiên cứu mới đây cũng chứng minh vai trò tốt trong điều trị suy tim và là thuốc thay thế cho ức chế men chuyển khi không dung nạp được.
6. Nhóm thuốc tăng tổng hợp Prostacyclin PGI2
- Cicletamin 50 - 100mg/ngày
Lựa chọn thuốc điều trị tăng huyết áp: Điều trị duy trì kéo dài THA ngày nay lựa chọn một trong các thuốc, nếu chưa đạt mục tiêu thì phối hợp 2 - 3 nhóm; không phối hợp trong cùng một nhóm. Những nhóm thuốc hiện nay được ưu tiên sử dụng là:
- Lợi tiểu thiazide
- Chẹn thụ thể beta giao cảm
- Chẹn kênh canxi
- Ức chế men chuyển dạng angiotensin

Comments

  1. Áp huyết cao- bệnh diễn ra khá phổ thông ở người hiện đại cho tới hiện tại, không những gây nên những tình trạng khó chịu như hoa mắt, chóng mặt, khó thở….mà còn có thể gây nên những tai biến vô cùng không an toàn đến tính mạng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Tham khảo chi tiết tại đây: https://suckhoehangngay365.blogspot.com/2017/12/cau-chuyen-dinh-duong-cho-benh-ap-huyet-cao.html

    ReplyDelete

Post a Comment