Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm dạ dày mạn

1. Triệu chứng lâm sàng:
   Không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng của viêm dạ dày mạn.
- Cảm giác nặng bụng, đầy tức khó chịu, căng chướng, ậm ạch khó tiêu.
- Nóng rát vùng thượng vị xuất hiện sau hoặc trong khi ăn, đặc biệt rõ khi uống bia, rượu, gia vị cay chua hoặc ngọt.
- Đau vùng thượng vị âm ỉ, liên tục tăng sau ăn.
+ Rối loạn tiêu hóa: Chậm tiêu, ợ hơi, rối loạn phân.
+ Suy nhược thần kinh.
+ Khám thực thể bình thường hoặc ấn thượng vị tức, toàn trạng ít thay đổi.
2. Xét nghiệm:
a. Xét nghiệm máu: Sinh hóa máu thường ít biến đổi, công thức máu có thể thấy thiếu máu HC giảm, Hct giảm.
b. X quang: Giá trị không nhiều, có thể thấy hình ảnh niêm mạc thô không đều, bờ cong lớn nham nhở hình răng cưa.
c. Nội soi dạ dày: Phát hiện được các thể bệnh theo phân loại Sydney, giúp sinh thiết để chẩn đoán quyết định và lấy bệnh phẩm xét nghiệm Hp.
d. Sinh thiết dạ dày: Có các tế bào viêm như Lymphocyte,monocyte,plasmocyte và tùy theo mức độ viêm teo mà có giảm số lượng tuyến và các tuyến teo nhỏ, có thể thấy loạn sản, dị sản.
e. Xét nghiệm chẩn đoán Hp ( xâm nhập và không xâm nhập)
- Xét nghiệm dịch vị:
+ Trong viêm dạ dày nhẹ: Nồng độ Hcl giảm nhẹ nhưng khối lượng dịch vị bình thường hoặc hơi tăng.
+ Trong viêm teo dạ dày: Thường dịch tiết và nồng độ Hcl giảm nhiều dẫn tới vô toan.
- Xét nghiệm huyết thanh xác định nồng độ Pepsinogen và Gastrin máu.
3. Điều trị viêm dạ dày mạn tính:
a. Nguyên tắc điều trị: Loại trừ các căn nguyên cũng như các yếu tố thuận lợi gây bệnh
- Bình thường hóa chức năng dạ dày ( chức năng vận động và tiết dịch)
- Dùng các thuốc kích thích sản xuất chất nhày, tăng tái tạo niêm mạc.
b. Loại trừ căn nguyên và các yếu tố thuận lợi.
- Chế độ ăn uống sinh hoạt: Không rượu, không hút thuốc lá, không cafe, chè đặc, tránh ăn đồ chua, cay nhiều gia vị này.
- Điều chỉnh các rối loạn tâm thần kinh ( stress tâm lý) nếu có. Tâm lý liệu pháp, thuốc hướng tâm thần như sulpiride, Amitryptilin,seduxen...
- Cần làm xét nghiệm Hp và xét chủ định tiệt trừ nếu Hp (+): Sử dụng các phác đồ tiệt trừ.
- Điều trị các bệnh lý khác như điều chỉnh các rối loạn nội tiết, dị ứng, điều trị các nhiễm khuẩn ở răng, tai, mũi, họng...
c. Bình thường hóa chức năng dạ dày:
- Chức năng vận động:
+ Nếu thể cường vận động: Sử dụng thuốc giãn cơ, chống co thắt như papaverin, spasmaverin...
+ Một số trường hợp lại sử dụng Prokinetics như Metoclopamid, Domperodone.
- Chức năng tiết dịch:
+ Thể tăng toan: Thuốc giảm tiết, thuốc trung hòa acide, thuốc bao phủ niêm mạc dạ dày (CBS, sucrafast).
+ Thể giảm toan: Cho uống dung dịch acide chlohydric 1% 50ml x 3 lần/ngày sau ăn.
d. Dùng các thuốc kích thích sản xuất chất nhày, tăng tái tạo niêm mạc, sử dụng PGE1 ( cytotec, misoprostol) hoặc thuốc kích thích sản xuất PG như Tepreron, pepsan...kết hợp với các vitamin nhóm B.

Comments

  1. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  2. Chỉ số huyết áp cao ngày nay không chỉ là căn bệnh của người cao tuổi mà còn là căn bệnh của toàn xã hội. Với những biến thể gây hại liên quan đến những bệnh tim mạch, huyết áp cao ngày càng cần được quan tâm để phát hiện và điều trị kịp thời. Xem thêm tại: Bệnh huyết áp cao

    ReplyDelete
  3. Bệnh huyết áp cao ngày nay không những là nỗi lo của người già mà còn là nỗi lo của cả giới trẻ. Với những biểu hiện của bệnh, nó không chỉ khiến bản thân mệt mỏi, nỗi lo mà còn diễn đến nhiều biến chứng nếu như không chữa trị sớm. Thêm nữa, cao áp huyết còn liên quan đến rất nhiều các bệnh về tim mạch. Chính vì thế, hãy tìm ra và điều trị bệnh cao huyết áp càng sớm thì càng có khả năng chữa khỏi bệnh nhanh chóng. https://suckhoehangngay365.blogspot.com/2017/12/cau-chuyen-dinh-duong-cho-benh-ap-huyet-cao.html

    ReplyDelete
  4. Căn bệnh huyết áp thấp không chỉ là một chứng bệnh bình thường mà ngày nay nó rất phổ thông đi kèm với rất nhiều dấu hiệu khiến người bệnh khó chịu, choáng váng, đau đầu, chóng mặt. Nếu không điều trị kịp thời, huyết áp thấp có thể để lại những biến chứng nguy hại đến sức khỏe. Vì vậy phát hiện và chữa trị huyết áp thấp là cực kì cần thiết. Xem thêm: Bệnh huyết áp thấp

    ReplyDelete

Post a Comment