Nêu và phân tích các biến chứng của tăng huyết áp

1. Biến chứng mắt:
Hoa mắt, giảm thị lực, tổn thương đáy mắt được chia ra:
- Độ 1: Co thắt, hẹp lòng động mạch
- Độ 2: Động mạch co cứng, đè lên tĩnh mạch chỗ bắt chéo gọi là Salus - Gunn (+)
- Độ 3: Có xuất huyết, xuất tiết
- Độ 4: Xuất huyết, xuất tiết kèm theo phù gai thị
2. Biến chứng não:
- Thiếu máu não: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ...
Ghi lưu huyết não thấy giảm từng vùng: Điện não, rối loạn hoạt động điện não, xuất hiện các sóng Teta xen kẽ.
- Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua: Bệnh nhân có tổn thương thần kinh khu trú ( rối loạn ngôn ngữ, liệt trung ương dây 7, mù) nhưng hồi phục hoàn toàn trong 24h.
- Đột quị não: Đột quị thiếu máu não hay gặp hơn đột quị xuất huyết não. Tùy thuộc vị trí tổn thương gây triệu chứng lâm sàng khác nhau: Liệt trung ương 1/2 người, liệt dây 7 trung ương, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn cơ vòng, thất điều.
CT: Nhồi máu là vùng giảm tỉ trọng (<40Hu), xuất huyết não là vùng tăng tỉ trọng (>60Hu), chọc dịch não tủy, MRI giúp cho chẩn đoán.
- Rối loạn tâm thần, sa sút trí tuệ, động kinh...có thể gặp.
3. Biến chứng tim mạch:
- Phì đại thất trái: Đồng tâm hay lệch tâm, chủ yếu là phì đại vách liên thất và thành sau thất trái gây tăng khối lượng cơ thất trái và chỉ số khối lượng cơ thất.
- Suy chức năng tâm trương thất trái ( giảm khả năng đổ đầy máu về buồng thất trái), sau đó là suy chức năng tâm thu thất trái ( giảm khả năng tống máu của thất trái: EF%<40%). Giai đoạn sau suy chức năng tâm thu và tâm trương mức độ nặng.
- Rối loạn nhịp tim: Ngoại tâm thu thất, nhanh thất, rung thất gây đột tử.
- Vữa xơ động mạch vành: Gây đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim.
- Động mạch chủ: Vồng cao, nếu kết hợp vữa xơ động mạch có vôi hóa cung động mạch chủ, phình giãn, bóc tách động mạch chủ, động mạch chậu, động mạch chi dưới.
Điện tâm đồ, xquang, siêu âm giúp xác định những tổn thương trên.
4. Biến chứng thận:
Tổn thương thận diễn biến theo mức độ, giai đoạn bệnh:
- Tiểu đêm nhiều lần do chức năng cô đặc, hòa loãng.
- Protein niệu do tổn thương cầu thận.
- Suy thận ở các mức độ khác nhau: Lúc đầu biểu hiện bằng tăng ure, creatinin máu, về sau xơ hóa lan tỏa tiểu cầu thận, không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa, phải lọc máu chu kỳ và ghép thận.
5. Những biểu hiện khác:
- Phù phổi cấp: Khi có cơn tăng huyết áp kịch phát dễ gây phù phổi cấp. Khi cấp cứu phải tìm mọi cách hạ huyết áp trước, sau đó mới thực hiện phác đồ cấp cứu phù phổi cấp chung.
- Xuất huyết mũi: Vùng mạch mạc mũi cũng hay bị tổn thương gây xuất huyết nặng khó cầm máu. Khi cấp cứu phải đưa huyết áp về bình thường kết hợp với các biện pháp cầm máu, hạn chế dùng thuốc co mạch vì sẽ làm tăng huyết áp.
- Đau thượng vị, loét, thủng dạ dày, hành tá tràng: Những người vữa xơ động mạch có tăng huyết áp, các nhánh động mạch nuôi dạ dày, tá tràng bị hẹp tắc gây thiếu máu có thể gây ra loét, thủng dạ dày, hành tá tràng, rối loạn hấp thu, rối loạn chức năng đại tràng.

Comments

  1. Bài viết của bạn rất hữu ích. Chứng tăng huyết áp là một căn bệnh cực kì nguy hiểm không những với người cao tuổi mà cả với những người trẻ tuổi. Bởi vậy mà áp huyết cao khiến cho mọi người ám ảnh. Những triệu chứng của bệnh rất dễ gặp hàng ngày mà chúng ta thường hay bỏ qua. Đặc biệt, cao huyết áp còn gây nên rất nhiều tai biến liên quan đến các bệnh về tim mạch rất nguy hiểm. Đừng thờ ơ với căn bệnh này nhé. Xem thêm: https://suckhoehangngay365.blogspot.com/2017/12/cau-chuyen-dinh-duong-cho-benh-ap-huyet-cao.html

    ReplyDelete

Post a Comment